Cập nhật lần cuối 18/01/2021 by Lương y Hà Văn Duy
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu, đâm qua dây chằng chèn ép vào các dễ thần kinh gây ra tình trạng tê bì, đau nhức.

Xem thêm: Top 10 cách chữa đau lưng tại nhà đơn giản mà lại hiệu quả 2021
Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh thoát vị đĩa đệm có rất nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
- Thường xuyên lao động nặng, vận động, làm việc sai tư thế gây ra các tổn thương cho vùng đĩa đệm
- Tuổi tác: Tuổi tác cao kéo theo sự lão hóa của các bộ phận cơ xương khớp nói chung và đĩa đệm nói riêng. Tuổi tăng dẫn đến đĩa đệm dần bị hao hụt nước, thoái hóa và trở nên cứng hơn từ đó rất dễ gây ra các tổn thương
- Chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt và làm việc bị ngã cũng như tai nạn ảnh hưởng đến vùng mông làm nhân nhầy bị lệch ra, bao xơ nứt
- Di truyền: Các thế hệ trước có cấu tạo hệ thống cột sống yếu sẽ truyền lại cho các thế hệ sau, ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chất lượng cơ xương của các thế hệ sau
- Sinh hoạt: Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… hay chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ thể thao không hợp lý từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của cột sống đĩa đệm
- Cân nặng: Trọng lượng cơ thể lớn gây ra các áp lực lên các vùng đĩa đệm nằm ở bên dưới vùng lưng
- Các bệnh lý bẩm sinh: Ngay từ khi sinh ra đã gặp các vấn đề về cơ xương khớp
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm
- Đau nhức tay chân: Xuất hiện những cơn đau tại vùng cổ, thắt lưng, vai gáy, chân tay. Có thể xuất hiện những cơn đau dai dẳng một số ngày, một vài tuần, tháng và trở lên đau nặng hơn khi làm việc hay vận động
- Tê bì chân tay: Xuất hiện những cơn tê bì, buồn bực tại vùng thắt lưng, cổ sau đó kéo dần xuống mông, đùi, gót chân. Người đau luôn cảm thấy buồn bực châm chích trong người
- Suy yếu các cơ hoặc bại liệt: Đây là biểu hiện của người bị thoát vị đĩa đệm khi đã chuyển biến sang giai đoạn rất nặng, lâu ngày sẽ các cơ sẽ bị teo lại vận đến khó khăn và có thể dẫn đến bại liệt mất khả năng vận động
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm: đau nhức, tê bì chân tay, suy yếu cơ
Các loại thoát vị đĩa đệm
Trong thoát vị đĩa đệm thì có hai loại bệnh thoát vị đĩa đệm chúng ta thường gặp chủ yếu đó là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một căn bệnh phổ biến gặp nhất ở độ tuổi lao động, bệnh thường xuất hiện do lao động lao lực, làm việc quá sức, lao động nặng. Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường xuất hiện các cơn đau từ vùng thắt lưng kéo xuống mông, đi theo đường của dây thần kinh tọa kéo xuống bàn chân. Người bị đau thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường sẽ kèm theo những cơn đau dây thần kinh tọa.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đau và cơ cứng cổ sau, kèm theo đó là người bệnh xuất hiện các cơn đau ở vùng cánh tay, bàn tay, và lan đến các ngón tay.

Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tại nhà
Các cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm
Thường xuyên vận động một tư thế, ngồi lâu hoặc ít vận động là nguyên nhân khiến các cơ xương khớp cũng như vùng đĩa đệm trở lên cứng và yếu đi. Đặc biệt đối với những người thừa cân béo phì thường sẽ gây áp lực, chèn ép lên các dây thần kinh và cơ xương. Chính vì vậy thường xuyên luyện tập thể dục thể thao một cách hợp lý giúp các cơ xương linh hoạt hơn cũng góp phần giảm các cơn đau thoát vị.
Người đau thoát vị đĩa đệm có thể tập luyện thông qua các bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm, bài tập thể dục cho người thoát vị đĩa đệm,…
Chườm nóng
Chườm nóng là giải pháp giúp giảm các cơn đau thoát vị trong giai đoạn đầu lúc mới chớm bệnh. Đây được coi là giải pháp tức thời mà người bị thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng ngay tại nhà bằng cách lấy các túi nước nóng chườm lên các vùng bị đau từ đó sẽ giúp các cơ được giãn ra và giảm áp lực lên các dây thần kinh. Ngoài chườm bằng nước nóng người bị thoát vị đĩa đệm có thể kết hợp chườm cùng các loại lá lốt, ngải cứu,…

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là phương pháp người bệnh kết hợp cùng các y bác sỹ thực hiện các bài tập tác động đến hệ thống cơ xương khớp, giúp chúng linh hoạt hơn

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Ngải cứu là thảo dược có tính ấm, có tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết rất tốt cho xương khớp.
Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu thì có rất nhiều bài thuốc và cách làm khác nhau, dưới đây là hai cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu phổ biến và thường được dùng mà người bị bệnh thoát thoát vị đĩa đệm có thể tham khảo:
Cách 1: Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước sau đó đem đi sao nóng cùng với muối rồi cho vào khăn đắp lên các vùng cột sống bị đau. Thực hiện liên tục trước khi đi ngủ vào buổi tối
Cách 2: Dùng 200ml giấm gạo trộn đều với 300g ngải cứu tươi đã được rửa sạch. Đun hỗn hợp giấm ngạo cùng ngải cứu, sau đó cho hỗn hợp này vào khăn rồi đắp lên cùng cột sống bị đau

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Xương Khớp Tâm An
Xương khớp Tâm An là bài thuốc đông y gia truyền do lương y Hà Văn Duy bào chế. Xương khớp Tâm An được bào chế ra từ các loại thảo dược quý hiếm như độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, đương quy,…Tất cả những dược liệu trên đều là những dược liệu rất tốt cho sức khỏe cơ xương khớp nói chung cũng như sức khỏe đĩa đệm cột sống nói riêng.
Có thể nói cho đến thời điểm hiện tại thì Xương Khớp Tâm An được coi là bài thuốc dân gian khá nổi tiếng khi nó đã được rất nhiều báo đài đưa tin về công dụng cũng như mức độ an toàn và hiệu quả của nó đem lại cho người bị đau nhức xương khớp cũng như bị đau thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, Xương Khớp Tâm An là sản phẩm vô cùng lành tính, an toàn và phù hợp với mọi người bị đau thoát vị.
Xương Khớp Tâm An – lựa chọn hàng đầu cho những ai muốn cắt dứt cơn đau thoát vị đĩa đệm

Xem thêm: [SỰ THẬT] Xương khớp Tâm An có tốt không? Giá bao nhiêu?
Sinh năm 1978.
Tốt nghiệp Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Ông được nhận 27 tấm bằng về y khoa như: kỹ thuật bào chế đông dược, kỹ thuật viên châm cứu, sáng chế các phương thuốc, giải phẫu sinh lý học,… và nhiều bằng khác được Viện Y Dược Học Dân Tộc cấp.