Cập nhật lần cuối 15/01/2021 by Lương y Hà Văn Duy
Đau khớp ngón tay là tình trạng rất phổ biến ở con người. Đau khớp ngón tay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở người lớn tuổi, những người phụ nữ tiền mãn kinh và những người lao động thường xuyên phải sử dụng lực ở các ngón tay.
Mục lục
Đau khớp ngón tay ngón tay là bệnh gì?
Đau khớp ngón tay là tình trạng xuất hiện những cơn tê mỏi, cứng, đau nhức, sưng tấy đỏ ở bàn tay hoặc các ngón tay. Đau nhức ngón tay có thể xuất hiện cơn đau ở từng ngón như đau khớp ngón tay cái, đau khớp ngón tay trỏ, đau khớp ngón tay giữa, đau khớp ngón tay áp út và đau khớp ngón tay út.
Đau khớp ngón tay là tình trạng chúng ta có thể thấy nó xuất hiện ở rất nhiều người, đặc biệt là những người lao động dùng lực nhiều ở bàn tay. Tình trạng đau khớp ngón tay có thể xuất hiện liên tục nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì chúng ta cũng cần chú ý.

Xem thêm: Cách giảm đau nhức khi thời tiết thay đổi bằng thảo dược thiên nhiên
Nguyên nhân đau khớp ngón tay
Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn đến tình trạng đau khớp ngón tay, dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay chủ yếu mà chúng ta kể đến:
Chấn thương: Đau khớp ngón tay có thể xuất hiện khi chúng ta gặp phải các chấn thương về bàn tay hay ngón tay do các va chạm khi chơi thể thao hay các tai nạn trong lao động.
Hội chứng ống cổ tay: Đây là triệu chứng các dây thần kinh tại các khớp tay bị tổn thương dẫn tới tình trạng đau khớp ngón tay.
Tuổi tác: Mặc dù tình trạng đau khớp ngón tay xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng có thể nói tình đau khớp ngón tay vẫn xuất hiện và tập trung chủ yếu ở những người cao tuổi. Tuổi tác cao dẫn tới quá trình lão hóa tại các cơ xương, làm suy giảm hệ thống sụn khớp và xương dẫn tới khớp ngón tay trở nên yếu đi dễ bị tổn thương và thường xuyên đau nhức.
Tính chất công việc: Những người làm việc trong môi trường thường xuyên phải sử dụng các khớp ngón tay nhiều như công nhân hay nhân viên văn phòng,… là những đối tượng rất dễ có nguy cơ gặp các cơn đau khớp ngón tay.
Thiếu hụt canxi: Canxi được coi là chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng đối với xương khớp. Mỗi người nếu không bổ sung lượng canxi vừa đủ cho cơ thể thì sẽ không thể tránh khỏi những cơn đau nhức xương khớp cũng như các cơn đau khớp ngón tay.
Yếu tố khác: Bên cạnh những nguyên nhân bên trên, thì các yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, thường xuyên căng thẳng hay sử dụng chất kích thích nhiều cũng là các nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp ngón tay.
Xem thêm: Thoái hóa khớp có thực sự nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại nhà
Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp giúp lưu thông tuần hoàn máu, giảm thiểu tình trạng viêm, sưng cứng đỏ tại các khớp ngón tay. Khi tập vật lý trị liệu sẽ giúp cho các cơ xương xương khớp ngón tay trở nên linh hoạt, uyển chuyển hơn không còn bị tê cứng.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Người bị đau khớp ngón tay cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm, tăng cường các vitamin và giảm thiểu các chất dầu mỡ là chế độ ăn mà người bị đau nhức xương khớp cần thực hiện kết hợp trong quá trình điều trị của mình để giúp cho các cơ xương khớp trở nên khỏe hơn và giúp giảm tình trạng giảm sưng viêm ở các khớp ngón tay.

Giảm thiểu bẻ ngón tay và cầm nắm vật nặng
Những người bị đau khớp ngón tay cần giảm thiểu việc bẻ ngón tay. Bẻ ngón tay là thói quen không tốt cho các người bị đau khớp ngón tay, bẻ ngón tay thường xuyên có thể gây ra các tổn thương cho khớp ngón tay.
Cầm nắm vật nặng sẽ gây ra các áp lực lên các khớp ngón tay, chúng ta không nên cầm nắm các vật nặng mà chỉ sử dụng lực ở các khớp đầu ngón tay.

Chữa đau khớp ngón tay bằng các bài thuốc nam
Bài thuốc nam từ ngải cứu
- Rửa sạch và phơi khô lá và thân ngải cứu
- Sao nóng ngải cứu cùng muối cho đến khi ngải cứu chuyển thành màu vàng
- Cho hỗn hợp ngải cứu vừa sao xong vào một cái khăn hoặc túi chườm nóng rồi chườm lên các khớp bị đau
- Nên đắp ngày 1-2 lần để giúp bệnh nhanh chóng được thuyên giảm
Chữa đau khớp ngón tay bằng ngải cứu
Bài thuốc nam từ gừng
- Cạo gừng và rửa sạch rau đó đem đi đập nhỏ
- Đun lượng gừng vừa được đập nhỏ cùng với một lượng muối biển vừa đủ cho đến khi hỗn hợp sôi
- Để nguội nước vừa đun rồi ngâm bàn tay vào trong khoảng thời gian từ 20-30 phút
- Nên ngâm tay hàng ngày cùng nước gừng này để đỡ đau nhức khớp ngón tay nhanh
Chữa đau khớp ngón tay bằng gừng
Bài thuốc nam từ lá lốt
- Rửa sạch và ngâm 30gr lá lốt cùng muối
- Đun lá lốt vừa được làm sạch cùng với nước để uống
- Uống nước lá lốt khi nước còn ầm và nên uống sau mỗi bữa ăn tối khoảng 30 phút
Chữa đau khớp ngón tay bằng lá lốt
Bài thuốc nam từ cây tam thất
- Rửa sạch củ tam thất sau đó đem đi cạo vỏ và thái ra thành các lát mỏng
- Để ráo nước các lát vừa được thái sau đó cho vào lọ thủy tinh
- Đổ một lượng mật ong tràn qua bề mặt lượng tam thất trong bình
- Ngâm hỗn hợp mật ong cùng tam thất trong vòng 1 tháng
- Sau một tháng thì dùng hỗn hợp tam thất trong bình pha cùng với nước ấm để uống
Chữa đau khớp ngón tay bằng cây tam thất
Giảm đau khớp ngón tay bằng Xương Khớp Tâm An
Xương khớp Tâm An là một bài thuốc gia truyền do Lương Y Hà Văn Duy nghiên cứu và bào chế ra, bài thuốc này đã được lưu truyền trong suốt 15 năm qua, đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân khỏi dứt điểm các cơn đau nhức xương khớp nói chung và đau khớp ngón tay nói riêng.
Bài thuốc Xương Khớp Tâm An được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược thiên nhiên. Đây là bài thuốc xương khớp rất lành tính và an toàn, phù hợp với hầu hết các bệnh nhân đau nhức xương khớp và đau khớp ngón tay. Vì vậy Xương Khớp Tâm An là sự lựa chọn rất ưu việt cho những nhân đau khớp ngón nào muốn được chữa hết bệnh và dứt điểm.

Xem thông tin chi tiết sản phẩm Xương khớp Tâm An tại: [SỰ THẬT] Xương khớp Tâm An có tốt không? Giá bao nhiêu? Nơi bán uy tín
Sinh năm 1978.
Tốt nghiệp Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM.
Ông được nhận 27 tấm bằng về y khoa như: kỹ thuật bào chế đông dược, kỹ thuật viên châm cứu, sáng chế các phương thuốc, giải phẫu sinh lý học,… và nhiều bằng khác được Viện Y Dược Học Dân Tộc cấp.